Ao tôm bị mất tảo cần xử lý thế nào?
- Trong tháng nuôi đâu tiên ao nuôi thường có màu xanh nhạt, bắt đầu từ tháng nuôi thứ 2 màu nước bắt đầu đậm dần cho đến khi thu hoạch. Màu nước đậm chính là do quá trình cho ăn các chất hữu cơ dư thừa tích tụ giúp tảo phát triển mạnh, điều này gây ra một số bất lợi như:
+ Lượng Oxy hòa tan trong nước giảm vào ban đêm làm tôm dễ bị nổi đầu
+ pH vào buổi chiều tăng cao > 8.5 làm tăng độc tính của NH3.
+ Khi gặp thời tiết xấu tảo dễ bị tàn, một số tảo khi tàn tiết ra chất nhầy ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây mất tảo trong ao nuôi
- Khi phát hiện tảo trong ao phát triển quá mức người nuôi thường dùng BKC hoặc vôi Dolomite để cắt tảo vào ban đêm. Trong một số trường hợp tảo có thể bị rớt độ ngột, xác tảo sẽ gây ô nhiễm nước ao nuôi.
- Tảo cũng chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết, khi thời tiết biến động liên tục ao nuôi rất dễ bị mất tảo.
Cách xử lý khi bị mất tảo (sụp tảo)
- Đối với trường hợp dùng hóa chất, vôi làm mất tảo đột ngột nên dùng vi sinh để phân hủy xác tảo chết, làm sạch nước tránh gây ảnh hưởng cho tôm. Sau khi dùng vi sinh nếu độ trong của nước cao thì cần phải gây màu nước cho đến khi độ trong đạt 30 - 40 cm. (nên dùng vi sinh để cắt tảo thay cho BKC và Dolomite sau đó dùng vi sinh xử lý đáy để phân hủy xác tảo làm sạch nước đáy ao nuôi, vi sinh sẽ xử lý hiệu quả và làm ổn định màu nước)
- Đối với ao nuôi bị mất tảo do thời tiết, ao nuôi nghèo dinh dưỡng. Nếu chưa thể gây màu nước kịp thời thì có thể dùng màu nhân tạo để giảm ánh sáng chiếu xuống đáy làm tảo độc ở đáy ao phát triển. Sau đó cần phải gây màu nước để tảo phát triển trở lại (tham khảo gây màu nước trong ao nuôi tôm).