Các nguyên nhân tôm chậm lớn người nuôi nên biết
Tôm chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp làm tăng chi phí
Các nguyên nhân làm tôm chậm lớn
- Con giống: người nuôi mua phải giống tôm kém chất lượng, chậm lớn
- Thức ăn: Sử dụng thức ăn kém chất lượng, không đủ lượng đạm cần thiết cũng làm tôm chậm lớn.
- Do việc cho ăn không đúng cách làm tôm phân đàn, chậm lớn, lớn không đều, năng suất giảm.
- Vi khuẩn, Virus: tôm bị các loại vi khuẩn, virus ký sinh đường ruột, gan tụy làm suy yếu giảm ăn, chậm lớn và thậm chí không lớn. Nổi bật là HPV, MPV ký sinh gan tụy của tôm gây bệnh tôm còi, chậm lớn.
- Do tôm nhiễm bệnh phân trắng, bệnh đóng rong, tôm cũng sẽ giảm ăn và chậm lớn
- Do việc lạm dụng chất kháng sinh liên tục ở liều cao trong sản xuất, ương gièo để điều trị bệnh nhiễm khuẩn của tôm giống đã làm giảm sức kháng bệnh của tôm khi đưa vào nuôi, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, còi cọc làm tăng hệ số sử dụng thức ăn, tăng chi phí.
- Các yếu tố môi trường:
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa thức ăn của tôm, khi nhiệt độ thấp tôm tiêu hóa thức ăn chậm nên giảm ăn và chậm lớn. Nhiệt độ thay đổi đột ngột quá cao hay quá thấp tôm sẽ bị sốc ăn ít hoặc bỏ ăn.
+ Oxy hòa tan trong ao thấp, tôm giảm ăn chậm lớn. Tôm sẽ ăn mạnh, tiêu hóa tốt thức ăn khi hàm lượng Oxy trong ao đạt mức > 4ppm
+ Khí độc H2S, NH3 xuất hiện trong ao do tích tụ các chất hữu cơ trong quá trình nuôi, khí độc sẽ làm tôm giảm ăn, chậm lớn.
Để giúp tôm nuôi lớn nhanh năng suất cao người nuôi cần:
- Chọn giống chất lượng, kích cỡ đồng đều từ nhà cung cấp giống uy tín
- Chọn thức ăn chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước ao nuôi như nhiệt độ, Oxy hòa tan, pH...để điều chỉnh cho phù hợp
- Quản lý tảo trong ao nuôi, khi tảo phát triển quá mức hoặc mất tảo đột ngột cần xử lý ngay.
- Thường xuyên sử dụng men vi sinh để làm sạch nước ao, ức chế vi khuẩn gây hại, giúp cân bằng sinh học trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh gây hại cho tôm.
- Dùng AQUA YUCCA thường xuyên giúp hấp thụ khí độc trong ao nuôi, phòng ngừa tôm nổi đầu, giảm ăn do khí độc.
- Sử dụng các men tiêu hóa, vitamin C trộn vào khẩu phần ăn của tôm, tăng sức đề kháng và giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt.