Cải tạo ao nuôi tôm sau khi bị nhiễm bệnh tôm chết sớm
Như bà con đã biết nguyên nhân gây ra bệnh tôm chết sớm là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
Cải tạo ao sau khi xảy ra dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) cần làm những gì.
Loại vi khuẩn này sống ký sinh trong các loài giáp xác như cua còng còn xót lại trong ao nuôi, và khi cấp nước ao để thả tôm thì dịch bệnh lại bùng phát trở lại, vì thế việc diệt cua còng và các loài giáp xác sau khi bị dịch bệnh nên được ưu tiên thực hiện.
Bà con cũng cần phải diệt ốc định, chem chép, 2 mảnh, hến, vẹm… còn xót lại trong ao nuôi vì chúng có thể cũng chứa mầm bệnh gây bùng phát dịch bệnh trong vụ nuôi kế tiếp. Xnkdelta khuyến khích bà con sử dụng sản phẩm K-A có khả năng Diệt ấu trùng các loại ốc đinh, hến, chem chép: 1,5kg/ 1000m3 nước. Diệt các loại ốc đinh, hến, chem chép đã trưởng thành trong ao: 3kg KA + 20kg Saponin cho 1000m3 nước.
Tiến hành diệt khuẩn và sát trùng nguồn nước trước khi thả nuôi, nhằm diệt các loài vi khuẩn gây hại cho vụ tôm tiếp theo.
Trước khi thả tôm 2 ngày bà con nên cấy vi sinh Clear Pond Z giúp phân hủy bã hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm cá, xác tảo, thực vật chết tích tụ đáy ao. Làm sạch nước và đáy ao nuôi.
Việc chọn giống để thả nuôi cũng là vấn đề rất cần thiết, cần chọn tôm giống chất lượng, khỏe từ các nhà cung cấp tôm giông uy tín. Con giống khỏe sức đề kháng tốt sẽ mang lại tỷ lệ thành công rất cao cho vụ nuôi. Trước khi thả nuôi nên đem tôm giống kiểm tra bằng phương pháp PCR để xác định tôm không bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm.
Mật độ thả nuôi tôm nên phù hợp, không nên thả quá dầy, khuyến cáo bà con nên thả ( tôm chân trắng thả từ 60-80 con/m2; tôm sú thả từ 20-25 con/m2 ). Nên quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi như: pH (kiểm tra 02 lần/ngày, vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều); độ kiềm (định kỳ 7-10 ngày kiểm tra/lần); NH3, ôxy hòa tan, mật độ tảo (định kỳ 3 ngày kiểm tra/lần cần điều chỉnh trong ngưỡng thích hợp nhất, đặc biệt là mật độ tảo (màu nước) cần giữ ổn định trong suốt thời gian nuôi tránh hiện tiện tảo bị nở hoa; cần duy trì hàm lượng Oxy hoà tan trên 3-4ppm gần khu vực gôm chất thải ở đáy ao. Hàng ngày thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khoẻ tôm nuôi, nếu phát hiện dấu hiệu bệnh cần xử lý sớm và kịp thời.
Trong quá trình nuôi tôm chúng tôi khuyến cáo bà con nên dùng các sản phẩm sinh học, men vi sinh để xử lý nước, diệt tảo, xử lý phèn,...không nên dùng chất kháng sinh vì mang lại hiệu quả tức thời nhưng dễ bị tái phát lại nhiều lần và tốn nhiều chi phí hơn. Đặc biệt nên trộn vào thức ăn các thảo dược bổ gan, men tiêu hóa, giải độc gan nhằm giúp tôm khỏe đề kháng bệnh tốt, ngăn ngừa khả năng bùng phát dịch bệnh EMS.
Bà con tham khảo 1 số sản phẩm của xnkdelta như: Vi sinh xử lý phèn DELTA AQUALUM, Xử lý nước cao cấp AZ TREATMENT-18, thảo dược bổ gan tôm BOGAMIX. Đây là những sản phẩm an toàn và rất hiệu quả đã được nhiều người nuôi tôm tin dùng vì thế bà con hãy yên tâm khi sử dụng.
Chúc bà con cải tảo ao nuôi tôm sau khi bị bệnh tôm chết sớm hiệu quả và có vụ nuôi mới thành công!