Giải pháp phòng bệnh tôm chết sớm (EMS), bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (AHPNS)

Thứ ba - 24/05/2016 17:17
Bệnh tôm chết sớm (EMS) là mối lo lớn cho người nuôi tôm vì khả năng gây thiệt hại rất lớn và ảnh hưởng lâu dài đến các vụ nuôi tiếp theo, chính vì thế phòng bệnh tôm chết sớm (EMS), bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (AHPNS) rất cần thiết nếu muốn có một vụ nuôi thành công.

Bệnh tôm chết sớm (EMS) là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

- Bệnh tôm chết sớm (EMS) hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS), bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 45 ngày tuổi, làm cho tôm chết hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng. Triệu chứng nhiễm bệnh là tôm ban đầu thường không rõ ràng, tôm bị chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy, gan tụy mềm nhủng, sưng to hoặc teo lại.

- Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây nên, chúng tiết ra loại độc tố rất mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng của gan tụy trong hệ tiêu hóa của tôm. Bệnh xuất hiện trên cả tôm sú và tôm thẻ  chân trắng.

tom chet tu benh ems

Cách phòng ngừa bệnh tôm chết sớm

- Sử dụng các chất kháng sinh thông thường để điều trị và phòng bệnh có thể hiệu quả trong 1 – 2 vụ nuôi đầu, vào các vụ nuôi tiếp theo vi khuẩn sẽ kháng thuốc và tiếp tục gây nên dịch bệnh. Chính vì đặc tính kháng thuốc của loài vi khuẩn gây hại này mà người nuôi không nên sử dụng kháng để xử lý khi ao nuôi xuất hiện bệnh EMS.

- Một số giải pháp phòng ngừa dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) người nuôi cần chú ý:

+ Cần phải thường xuyên sát trùng dụng cụ, thiết bị, nguồn nước trong trại sản xuất tôm giống để diệt khuẩn tạo con giống sạch bệnh.

+ Tiến hành sốc Formol 100 – 200ppm trong 30 giây đến 1 phút để chọn ra tôm post khỏe và loại trừ tôm giống nhiễm bệnh.

+ Trước khi thả nuôi cần làm ao kỹ, diệt khuẩn, sên vét, phơi nắng và sát trùng đáy ao, cấp nước vào ao và tiến hành diệt khuẩn thật cẩn thận. (Bà con có thể sử dụng Men vi sinh xử lý đáy CLEAR POND-Z của Xnkdelta, sản phẩm có khả năng phân hủy bã hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm cá, xác tảo, thực vật chết tích tụ đáy ao. Làm sạch nước và đáy ao nuôi).

+ Có thể nuôi ghép tôm với cá rô phi để phòng bệnh. Không nên thả tôm với mật độ quá cao, thường xuyên trộn các loại thảo dược bổ gan tôm (Bà con có thể sử dụng thảo dược bổ gan tôm BOGAMIX của Delta, Giúp bổ sung các loại vitamin, acid amin giúp tôm cá phát triển tốt, tăng cường khả năng đề kháng, chống sốc khi nhiệt độ môi trường thay đổi), Vitamin vào khẩu phần ăn của tôm để giúp tôm tăng cường đề kháng và tăng cường chức năng gan, giúp tôm khỏe, kháng bệnh tốt.

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong suốt vụ nuôi, thay vào đó người nuôi nên dùng các chế phẩm sinh học để quản lý dịch bệnh và môi trường ao nuôi.

+ Khi thu hoạch tôm nên lưu ý diệt khuẩn trước khi xả nguồn nước ra ngoài môi trường nhằm tránh sự lây lan mầm bệnh qua các ao khác.

- Người nuôi nên thực hiện các giải pháp trên để hạn chế tối đa dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) cho ao nuôi. Nếu ao nuôi đã nhiễm bệnh làm tôm chết hàng loạt thì vấn để cải tạo ao cho vụ nuôi tiếp theo là cực kỳ quan trọng, tham khảo cải tạo ao nuôi tôm sau khi bị bệnh tôm chế sớm.

Xnkdelta chúc bà con phòng bệnh tôm chết sớm (EMS) hiệu quả và bội thu!

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ nhanh

TIN TỨC