Kinh nghiệm sử dụng thuốc diệt khuẩn, sát trùng trong nuôi tôm

Thứ ba - 21/06/2016 20:28
Sử dụng thuốc diệt khuẩn, sát trùng trong ao nuôi tôm nhằm ngăn chặn và điều trị bệnh là rất cần thiết, tuy nhiên nếu không cẩn thận sử dụng quá liều hoặc không đúng cách sẽ rất nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của tôm.

Xnkdelta chia sẻ cho bà con một số kinh nghiệm sử dụng thuốc diệt khuẩn giúp bà con biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả hơn.

thuoc diet khuan trong ao nuoi

Ảnh hưởng của các loại thuốc diệt khuẩn

- Chlorine: Được sử dụng lúc cải tạo ao vì có khả năng gây độc cho tôm, bị giảm tác dụng khi pH trong ao > 8, vì thế cần tăng liều gây tốn kém khi sử dụng. Nếu dùng nhiều Chlorine qua nhiều vụ nuôi có thể làm ao bị trơ đáy, nghèo hệ vi khuẩn có lợi.

- Hóa chất tím (KMnO4): Kết hợp với nước tạo thành MnO2 gây độc cho tôm, đây là chất không bền, giảm tác dụng dưới ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao vì thế cần bảo quản trong lọ nâu đen, đặt trong mát. Sử dụng KMnO4 lúc trời mát sẽ đạt hiệu quả tối ưu.

- Iodine: Làm thiếu Oxy trong ao khiến cho tôm nổi đầu hoặc chết hàng loạt nếu sử dụng quá mức quy định

BKC (benzalkonium chlorid): hoạt tính mạnh khi pH và nhiệt độ cao cũng như thời gian tiếp xúc giữa BKC với sinh vật dài. Trên thực tế, hoạt chất BKC ít bị ảnh hưởng bởi pH môi trường ao nuôi tôm nhưng nước có độ cứng và độ đục cao sẽ làm giảm tác dụng của BKC.

TCCA (Tricholoroisocyanuric acid): Giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.

Formalin: Có ảnh hưởng không tốt đến hô hấp, hệ thần kinh và da

Kinh nghiệm sử dụng thuốc diệt khuẩn an toàn cho từng giai đoạn

- Giai đoạn chuẩn bị ao nuôi: Trong giai đoạn này người nuôi tôm thường sử dụng Iodine, KMnO4, Chlorine để sát trùng nguồn nước tiêu diệt các mầm bệnh, virus có khả năng gây hại cho tôm. các chất này cần được sử dụng từ 3 -  5 ngày trước khi thả giống để đảm bảo an toàn cho tôm. Trong thời gian xử lý này khi lượng thuốc diệt khuẩn phân hủy (thường 48 tiếng) thì tiến hành gây màu nước và cấy vi sinh rồi mới thả tôm.

- Giai đoạn tôm nhỏ đến 45 ngày tuổi: Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc diệt khuẩn phải hết sức cẩn thận, vì tôm vẫn còn nhỏ, sức đề kháng kém nên rất dễ bị sốc và chết. Tôm rất cần lượng thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này, tuy nhiên thuốc sát trùng có thể làm chết tảo, các sinh vật phù dù dẫn đến lượng thức ăn tự nhiên trong ao cho tôm bị giảm, làm tôm chậm phát triển. Chính vì vậy người nuôi phải hết sức cẩn thận và chỉ sử dụng chất diệt khuẩn trong trường hợp cấp thiết mà thôi.

- Giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến khi thu hoạch:  Giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với hóa chất sát trùng. Nhưng người nuôi vẫn cần cẩn thận với các hóa chất sát trùng Chlorine, KMnO4 và Idodine do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh. Không nên sử dụng hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp khi các ao tôm xung quanh có dịch bệnh, môi trường ao dơ hoặc gần thu hoạch, nhất là lúc tôm yếu, bệnh. Ở giai đoạn cuối trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng Chlorine và BKC để xử lý, vì các chất này sẽ tồn dư trong tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm khi xuất khẩu.

Sử dụng thuốc diệt khuẩn mang lại hiệu quả nhanh tức thì, tuy nhiên các chất diệt khuẩn đa số độc hại và ảnh hưởng xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm. Một số thị trường xuất khẩu tôm hiện nay đòi hỏi và quản lý chặt chẽ về dư lượng của thuốc dùng trong quá trình nuôi, vì thế để đáp ứng các thị trường này đòi hỏi phải giảm sử dụng các chất diệt khuẩn, hóa học thông thường. Thay thế bằng các chế phẩm sinh học - men vi sinh trong quá trình nuôi sẽ mang lại lợi ích lâu dài và bền vững hơn.

Một số thông tin gửi đến bà con, chúc bà con nuôi tôm đạt hiệu quả cao!

 
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ nhanh

TIN TỨC