Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa - Nắm vững kỹ thuật để thành công
Tuy nhiên, để thành công với mô hình này đòi hỏi người nuôi phải am hiểu và tuân thủ các kỹ thuật thiết kế, cải tạo ruộng nuôi,...
1. Thiết kế ruộng nuôi tôm càng xanh
- Ruộng nuôi hình chữ nhật diện tích từ 0.1 - 1ha, mỗi ruộng cần có cống cấp thoát nước giúp dễ dàng thay nước khi cần thiết.
- Bờ ruộng cần phải cao và giữ được nước, ngăn chặn địch hại vào ao nuôi. Đào hệ thống mương bao quanh làm nơi trú ngụ cho tôm khi nhiệt độ môi trường cao hoặc phun thuốc trừ sâu cho lúa. Thông thường mương bao quanh cỡ 2-3m (sâu 1 - 2m) dốc về phía cống. Ngoài ra, đào thêm các mương phụ dạng bàn cờ chiếm khoảng 15-25% diện tích ao là phù hợp.
Đào mương quanh ruộng, có bờ cao giữ nước tốt
2. Cải tạo ruộng nuôi
3. Chọn mùa vụ thả nuôi
- Trong năm thường có 2 vụ lúa chính là Đông - Xuân ( từ tháng 11-12 đến 2-3 dương lịch) và Hè - Thu (từ tháng 4-5 đến tháng 7-8 dương lịch), tùy vùng mà người nuôi có thể xen tôm với các vụ lúa khác nhau.
- Vụ Đông - Xuân thời tiết khô hạn nên thời vụ nuôi ngắn, tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm nên không được giá cao. Nếu chủ động được nguồn nước để duy trì thì có thể thả nuôi ghép nhưng nên nuôi kéo dài khoảng 11 tháng đến vụ Đông xuân năm sau thì thu hoạch toàn bộ.
- Nếu thả tôm vào vụ Hè - Thu sẽ có thời gian ngập ruộng dài hơn sau khi thu hoạch lúa, có thể kéo dài từ 4-5 dương lịch đến tháng 10-11 dương lịch, độ khoảng 7 tháng.
4. Chọn và thả giống tôm càng xanh
- Chọn con giống khỏe, chất lượng từ trại cung cấp giống uy tín, đặc biệt nên chọn giống toàn đực thì càng tốt.
- Mật độ thả nuôi từ 3-4con/m2 hay 0.5 - 2 con/m2, thả tôm vào trong mương bao để ương khi chuẩn bị sạ, cấy lúa sau đó dâng nước lên để tôm lên ruộng.
5. Thức ăn, phương pháp cho ăn
- Có thể dùng tép, cá tạp, ốc..nghiển nhỏ làm thức ăn cho ăn khi tôm còn nhỏ. Đối với tôm trường thành có thể cho ăn cám, bột cá, thức ăn viên đảm bảo khẩu phẩn ăn cần đạt lượng đạm từ 25-30% là tốt nhất.
- Cho ăn ngày 2 lần vào 6h và 18h. Nên có sàn ăn theo dõi tính trạng ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp.
- Cắt giảm lượng thức ăn khi thời tiết bất lợi như mưa, nắng nhiều và theo dõi sát hoạt động của tôm. Thức ăn có thể rãi nhiều điểm xung quanh mương, nên chọn các điểm cố định để cho tôm ăn giúp hình thành phản xạ cho tôm.
- Sử dụng thức ăn tươi trong vòng 24h, không để thức ăn ôi thiu khiến tôm dễ mác bệnh. Thức ăn công nghiệp cần được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, nếu phát hiện thức ăn bị mốc thì nên bỏ ngay và thay bằng thức ăn mới.
6. Chăm sóc và quản lý
- Chú ý đến Oxy trong ao vào buổi sáng, vì rễ lúa sử dụng Oxy vào buổi tối làm thiếu Oxy trong ao khiến tôm nổi đầu, trong trường hợp này cần trao đổi nước ngay.
- Khi phun thuốc trừ sâu cho lúa phải hết sức cẩn thẩn, rút hết nước trên ruộng để tôm xuống mương an toàn. Sau khi phun 2-3 ngày có thể dâng nước để tôm lên ruộng bình thường. Không dùng các loại thuốc gây độc cho tôm như DDVP, Basa, Azorin, Monitor, nên chọn giống lúa kháng sâu rầy để hạn chế dùng thuốc.
- Theo dõi thường xuyên sức khỏe của tôm, phát hiện và xử lý kiệp thời địch hại giúp tăng tỷ lệ sống của tôm.
7. Thu hoạch
- Đối với vụ Hè - Thu có thể thu hoạch đồng loạt, tuy nhiên do địch hại nhiều và mật độ thả nuôi thấp nên năng suất thường không cao chỉ khoảng 300kg/ha/vụ.
- Đối với vụ Đông - Xuân có thể thu tỉa tôm đạt kích cỡ và thả bù.
Thu hoạch tôm càng xanh