Mô hình nuôi tôm luân canh trồng lúa hiệu quả cao, bền vững

Thứ tư - 09/11/2016 11:22
Nuôi tôm đã gắp rất nhiều khó khăn vì tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nuôi tôm luân canh với trồng lúa tuy xuất hiện từ lâu nhưng lại là hướng đi bền vững giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thực tế đã cho thấy mô hình luân canh tôm lúa rất thông minh, nuôi tôm mùa nắng khi nguồn nước nhiễm mặn và trồng lúa vào mùa mưa khi nước ngọt.

Giữa nuôi tôm và trồng lúa có sự tương hỗ lẫn nhau, sau vụ tôm sẽ tiến hành trồng lúa, các chất hữu cơ từ quá trình nuôi tôm tạo nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho lúa phát triển tốt, năng suất cao và hạn chế phân bón giảm chi phí sản xuất.

Ngược lại, khi trồng lúa sau vụ tôm sẽ giúp cắt mầm bệnh gây hại cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo, đồng thời rễ lúa hấp thụ các chất dư thừa từ quá trình nuôi tôm làm sạch môi trường, ngoài ra nước ao nuôi tôm sau vụ lúa rất ổn định, hệ phiêu sinh vật phát triển tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt.

trong lua tren dat nuoi tom

Mô hình nuôi tôm trồng lúa mang lại hiệu quả bền vững

* Vụ nuôi tôm:

- Thường bắt đầu vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch, kéo dài đến tháng 8 dương lịch.

- Nếu có điều kiện nên thiết kế thêm ao lắng để chủ động nguồn nước và xử lý khi cần thiết. Ao nuôi nên có bờ cao chắc chắn, giữ nước tốt, có mương xung quanh bờ chắn để tôm có nơi trú ẩn khi điều kiện thời tiết nắng nóng nhiệt độ trong ao lên cao.

- Nên chọn tôm thẻ để thả nuôi vì thời gian nuôi ngắn, lưu ý chọn giống chất lượng và cần phải thuần hóa giống cho thích hợp độ mặn ao nuôi rồi mới thả. Thả giống với mật độ 20-25 con / m2

- Qua nhiều vụ nuôi tôm và trồng lúa, đã mang lại kết quả rất tốt, tôm ít bệnh, lớn nhanh giảm rủi ro và mang lại năng suất ổn định.

* Vụ trồng lúa:

- Nên bắt đầu vào đầu tháng 9 dương lịch, trước khi trồng lúa cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

1. Cải tạo đất để trồng lúa sau khi nuôi tôm

- Sử dụng nước mưa, nước ngọt để rửa mặn sau mỗi cơn mưa để nước ngặp mặt ruộng để muối trong đất hòa tan vào nước mưa sau đó tháo cạn.

- Nên thực hiện rửa mặn nhiều lần và đo độ mặn dưới 2-3 phần ngàn trước khi tiến hành gieo sạ.

- Đánh các rãnh dọc theo phần mặt hoặc chân bờ ruộng giúp cho quá trình tháo rửa phèn, mặn đạt hiệu quả tối đa.

- Bón phân lân, phân hữu cơ để phân hủy mùn bả hữu cơ từ nuôi tôm, giúp pH ổn định, hạn chế độc tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa.

- Tạo những mương nằm cạnh chân bờ bao để hạn chế phèn rửa trôi từ bờ ảnh hưởng đến lúa.

2. Chọn giống lúa và gieo sạ

- Chọn các giống lúa cao sản ngắn ngày, chịu được độ mặn cao, có khả năng kháng rầy tốt.

- Có thể sử dụng các giống lúa lai cho năng suất cao.

- Sạ hàng, sạ thưa hoặc cấy mạ.

Những khó khăn đối với mô hình nuôi tôm luân canh trồng lúa

- Hệ thống thủy lợi cho mô hình nuôi tôm luân canh trồng lúa chưa đồng bộ, quản lý nguồn nước, dịch bệnh khó có thể quản lý chặt chẽ.

- Nhiều người nuôi tôm còn chưa ứng dụng được các tiến bộ khoa học, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống.

- Một số người nuôi ít quan tâm đến chất lượng tôm giống, nên chọn các giống chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng. Thời vụ thả nuôi không theo khuyến cáo nên năng suất thấp, rủi ro cao.

Để mô hình luân canh tôm – lúa tiếp tục phát triển mạnh, trong thời gian tới cần quy hoạch hợp lý các vùng luân canh, để có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp và chính sách tín dụng hỗ trợ cho sản xuất, khuyến khích sản xuất theo hướng hợp tác

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ nhanh

TIN TỨC