Nước ao nuôi tôm bị đục xử lý thế nào cho hiệu quả?

Thứ hai - 24/10/2016 16:18
Ao nuôi tôm bị đục rất thường gặp đặc biệt vào mua mưa, tình trạng ao bị đục có thể do nhiều nguyên nhân tuy không gây thiệt hại nặng nhưng ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật thủy sinh trong ao, làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên của tôm.

Các nguyên nhân làm cho nước ao nuôi tôm bị đục

- Nguyên nhân từ quá trình nuôi: 

+ Do người nuôi sử dụng các loại thức ăn công nghiệp cho ăn với lượng quá dư thừa, lâu ngày tích tục làm ao bị đục

+ Sử dụng vôi để tăng độ kiềm trong nước trước khi thả giống, tuy nhiên nếu dùng vôi kém chất lượng có lẫn nhiều tạp chất thì sẽ làm ao nuôi bị đục.

+ Ao nuôi sên vét không kỹ lưỡng, mực nước trong ao thấp, ao cạn cùng với hoạt động của quạt nước.

- Nguyên nhân từ yếu tố tự nhiên:

+ Do mưa làm rửa trôi bùn đất quanh bờ ao, lượng bùn đất này là nguyên nhân chính gây đục nước trong ao tôm vào mùa mưa

+ Do hoạt động của tôm, cá trong ao nuôi.

+ Do các hạt keo đất sét lơ lửng không lắng tụ.

nuoc ao nuoi tom bi duc

Ao nuôi tôm có thể bị đục do nhiều nguyên nhân

Các phương pháp xử lý nước ao nuôi tôm bị đục hiệu quả

1. Xử lý ao nuôi tôm bị đục bằng thạch cao (canxi sunfat)

- Thạch cao có khả năng lắng tụ khá tốt các chất lơ lững giúp ao hết đục, không ảnh hưởng đến độ pH trong nước vì thế sử dụng thạch cao khá an toàn. Tuy nhiên lại không hiệu quả với nước cứng, vì trong nước cứng có chứa nhiều canxi, bổ sung thạch cao sẽ không làm nước hết đục.

2. Xử lý ao nuôi bị đục bằng nhôm sunfat

- Nhôm Sunfat (phèn đơn) có khả năng lắng tụ các chất lơ lững rất hiệu quả, chi phí sử dụng thấp. Tuy nhiên phèn nhôm lại ảnh hưởng đến độ kiềm pH trong ao, cụ thể là giảm độ kiềm và tăng axit trong nước làm chết cá. Vì thế trước khi xử dụng phèn nhôm để xử lý ao bị đục cần phải đo độ pH trước để điều chỉnh cho phù hợp. 

3. Xử lý ao nuôi bị đục bằng LA-01 

- Sản phẩm LA-01 xử lý ao nuôi bị đục hiệu quả được nhiều người nuôi sử dụng.

- Chỉ cần pha loãng 50-100g với 100 lít nước quậy cho tan rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi: 100g/1.000 m3 định kỳ 07 ngày sẽ giúp lắng các chất phù sa do trời mưa, tôm cá quậy đục, quạt nước gây đục. Duy trì và ổn định màu nước đẹp. Nếu ao nuôi bị đục nhiều có thể dùng 200g pha với 200 lít nước tạt đều cho 1000m.

Hiện tượng ao nuôi tôm bị đục rất phổ biến vì thế người nuôi cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần xử lý kịp thời bằng phương pháp phù hợp sẽ giúp nước ao hết đục. Tuy nhiên phòng ngừa nước ao bị đục nên được ưu tiên như:

+ Phủ bạc quanh bờ ao vào mùa mưa tránh xói mòn, cho ăn vừa phải không quá dư thừa, sên vét ao kỹ, duy trì mực nước ao ổn định.

+ Khi cấp nước vào ao nên qua màn lưới ngăn các hạt gây đục lọt vào ao, chọn con nước trong để cấp nước, nên cấp vào ao lắng xử lý rồi mới vào ao nuôi.

+ Thường xuyên sử dụng vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất hữu cơ lắng tụ: thức ăn dư thừa, xác tảo,...làm sạch nước ao, duy trì màu nước ổn định.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ nhanh

TIN TỨC