Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là gì? Có ảnh hưởng gì đến tôm nuôi?
Khi lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, đã làm cho người nuôi và các chuyên gia vô cùng lo lắng, một số ao nuôi tiến hành dùng kháng sinh nhưng tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, cho đến khi các chuyên gia nghiên cứu và chỉ ra rằng Vibrio chính là nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm (EMS) thì mọi chuyện mới thật sự sáng tỏ.
Tôm bị hoại tử gan tụy cấp do vi khuẩn vibrio gây ra
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0.3-0.5 x 1.4-2.6 μm. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh.
Vibrio có mặt nhiều ở khu vực cửa sông, chúng thường vô hại đối với các động vật thủy sinh, tuy nhiên có một số Vibrio nhiễm Phage tiết ra độc tố rất mạnh làm chết các loài động vật bị nhiễm. Do đặc tính sinh học có khả năng kháng lại các loại chất kháng sinh thông thường nên khi ao nuôi nhiễm bệnh chết sớm thì việc tiêu diệt Vibrio bằng kháng sinh như chlorine không mang lại hiệu quả.
Cơ chế gây bện EMS từ Vibrio parahaemolyticus
Vi khuẩn gây bệnh tôm chế sớm có khả năng tiết ra các chất hình thành nên một lớp "keo" giúp cho chúng gắn chặt vào bề mặt dạ dày tôm. Khi đã hình thành các màng bao sinh học chắc chắn trên dạ dày tôm, các vi khuẩn bắt đầu nhân lên, màng bao là hợp chất exopolysaccharides sẽ hình thành có tác dụng bảo vệ vi khuẩn với tác dụng của các loại kháng sinh, chất khử trùng, các chất chiết xuất từ thảo dược,...Vibrio còn có khả năng ký sinh vào các loài giáp xác và động vật thủy sinh khác vì thế chúng sẽ gây thiệt hại nhiều lần thả nuôi tiếp theo.
Nếu để cho mật độ Vibrio bị nhiễm Phage trong ao nuôi phát triển mạnh thì khả năng tôm bị bệnh chết sớm rất cao, vì thế kiểm soát và hạn chế sự phát triển của loài vi khuẩn này trong ao nuôi là biện pháp giảm thiểu tối đa thiệt hại cho vụ nuôi.
Có diệt Vibrio parahaemolyticus được không?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt được loại vi khuẩn này, chỉ có thể sử dụng các loại vi khuẩn khác có khả năng làm ức chế sự phát triển của vibrio parahaemolyticus mới giúp cho người nuôi phòng ngừa bệnh tôm chế sớm (EMS) và mang lại hiệu quả cao.
Nếu ao nuôi đã nhiễm bệnh chết sớm thì người nuôi cần cải tạo ao nuôi thật kỹ rồi mới có thể thả giống và bắt đầu vụ nuôi tiếp theo. Bà con có thể tham khảo bài viết cải tạo ao nuôi sau khi bị dịch bệnh tôm chết sớm.