Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm bằng vi sinh rất hiệu quả

Thứ tư - 18/05/2016 11:35
Ao bị nhiễm phèn thường rất khó để xử lý triệt để, nếu xử lý bằng phương pháp thông thường phèn sẽ không hết mà chỉ lắng tụ đáy ao và có thể xuất hiện trở lại. Chúng tôi giới thiệu đến bà con cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm bằng vi sinh rất hiệu quả và an toàn cho các vụ mùa tiếp theo.

Tại sao lại có phèn trong ao nuôi tôm cá?

- Nguyên nhân chính là do người nuôi đào ao tại vùng đất phèn tiềm tàng, hàm lượng sulfat trong đất khá cao, gặp điều kiện yếm khí và hoạt động mạnh của vi sinh vật sẽ giải phóng lưu huỳnh (S). Nếu hàm lượng sắt (Fe) trong đất cao thì sẽ kết hợp với lưu huỳnh tạo thành Pyrit (FeS2), đây chính là chất gây ra phèn sắt, phèn đỏ trong ao nuôi tôm cá.

- Ngoài Pyrit còn có một số tạp chất gây phèn được hình thành từ lưu huỳnh như: Các Oxit sắt (Fe), Nhôm (Al), H2S, các hợp chất hữu cơ khác,…

- Các vùng đất nhiễm phèn thông thường sẽ có màu xám đen, hàm lượng Pyrit (FeS2) rất cao, vì thế khi đào ao nuôi tôm cá sẽ rất khó khăn trong vấn đề xử lý phèn.

ao nuoi bi nhiem phen

Đáy ao nuôi nhiễm phèn đỏ

Ảnh hưởng của phèn đối với tôm cá như thế nào?

1. Ảnh hưởng chung đối với ao nuôi

- Ao nuôi nhiễm phèn rất khó gây màu nước vì hợp chất tạo nên phèn từ Fe, Al rất khó tan làm cho tảo khó phát triển.

- Ao bị phèn có pH thấp, từ đó ngăn cản sự khuếch tán của Na+ và K+ từ ngoài vào trong làm cho các loài giáp xác mất cân bằng trong quá trình tạo vỏ.

- Ảnh hưởng đến sử hoạt hóa các Enzyme của thủy sinh vật trong ao nói chung.

- Làm tăng quá trình hô hấp của tôm cá gây mất nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp. Làm cho tôm cá chậm phát triển, sinh sản,…Hợp chấp phèn trong nước còn bám vào thân vỏ, đặc biệt là mang (thường thấy ở tôm, cá bị vàng mang).

2. Ảnh hưởng đến tôm nuôi 

- Tôm lột xác không hoàn toàn: Hàm lượng phèn cao làm giảm độ pH trong nước làm tôm khó lột xác, đặc biệt là đối với giai đoạn thả nuôi ban đầu, tôm còn nhỏ quá trình lột xác không hoàn toàn và dính vỏ làm giảm tỉ lệ sống của tôm, gây ra thất thoát rất lớn khi thu hoạch. Nếu điều chỉnh pH từ 7.3 – 7.5 tôm sẽ lột xác rất tốt.

- Tôm bị mềm vỏ: Do hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong ao nhiễm phèn rất hạn chế, chính vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ của tôm, tôm thường bị thiếu hụt khoáng chất cho quá trình tạo vỏ.

- Tôm rất chậm lớn và có màu sắc kém: Hầu hết các loài sinh vật trong ao đều chậm phát triển, tôm nuôi cũng vậy. Độ pH trong ao thấp làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm so với các ao khác, màu sắc tôm cũng sẽ không đẹp,…

- Khó gây màu nước: Hàm lượng các chất khó tan trong ao nhiễm phèn làm giảm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tảo nên rất khó gây màu nước trong ao nuôi.

Tôm nuôi bị mềm vỏ, chậm phát triển

Tôm bị mềm vỏ, chậm phát triển

Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm bằng vi sinh như thế nào?

1. Cách xử lý phèn bằng cách bón lân và vôi

- Bón lân đáy ao: Khi bón lân đáy ao sẽ giúp khử Fe giải phóng phospho từ đó giúp gây màu nước trong ao tôm dễ dàng hơn, tuy nhiên tảo độc trong ao sẽ phát triển mạnh gây mất cân bằng, vì thế cần phải xử lý tảo sau khi đã xử lý phèn bằng lân.

- Bón vôi đáy ao: Bón vôi để nâng pH đáy ao, khử phèn đồng thời tạo hệ đệm trong ao nuôi…Tuy nhiên khi bón vôi đá hoặc vôi nóng cần phải thực hiện trong lúc chiều mát sau đó cấp nước và ao ngay hôm sau, không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu.

- Hạn chế của phương pháp thông thường là không xử lý phèn được lâu dài, chỉ mang tính chất tạm thời, yếu tố gây ra phèn vẫn còn lắng tụ lại đáy áo, khi có điều kiện sẽ bùng phát trở lại.

2. Cách xử lý phèn sử dụng Vi sinh

- Phương pháp sử dụng Vi sinh xử lý phèn được nhiều bà con sử dụng gần đây mang lại hiệu quả rất cao. Bằng cách sử dụng các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn rải đều vào ao nuôi, sau 3-5 ngày vi khuẩn sẽ phân hủy các chất gây phèn làm cho ao nuôi hết phèn.

- Ưu điểm của phương pháp này là rất tiết kiệm, vì không phải xử lý phèn lại nhiều lần, hiệu quả mang lại rất cao.

- Xnkdelta xin giới thiệu đến bà con sản phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-CLEAN, Xử lý phèn rất hiệu quả, an toàn, thân thiện môi trường không ảnh hưởng tới tôm, cá và vật nuôi.

- Sử dụng Aqualum xử lý định kỳ 07 ngày: 227gr/5.000 m3 nước ; Ao bị phèn nhiều: 227gr/2.000 - 3.000 m3 nước, dùng 2 ngày liên tiếp; Chống xì phèn đáy: 227gr/3.000 m3 nước.

Xnkdelta chúc bà con xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả và có vụ mùa bội thu!

 
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 5 đánh giá
Xếp hạng: 2.8 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ nhanh

TIN TỨC