Tổng quan thị trường tôm châu Âu

Thứ năm - 11/08/2016 09:24
EU là thị trường NK tôm lớn thứ hai của Việt Nam. Nắm bắt được những diễn biến và xu hướng thị trường này có ý nghĩa quan trọng đối với các DN XK trong bối cảnh khó khăn của ngành tôm Việt Nam hiện tại. “Tổng quan về thị trường tôm châu Âu” là một trong những chủ đề tại Hội thảo: "Ngành tôm Việt Nam trước những thách thức mới" do Bộ Nông Nghiệp, Bộ Công Thương và VASEP phối hợp tổ chức ngày 3/8/2016, trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2016. Chủ đề này được trình bày bởi ông Jiro Takeuchi, Giám đốc Bonmea GmbH.

NK tôm vào EU

Châu Âu NK tôm chủ yếu từ 2 nguồn châu Á và Nam Mỹ. Đối với tôm châu Á, các nước NK chính trong khối EU bao gồm các nước Bắc và Tây Âu như Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ và Pháp. Sản phẩm tôm NK từ châu Á bao gồm tôm lột vỏ luộc/tôm lột vỏ bỏ chỉ lưng để đuôi luộc - CPD/CPDTO (chiếm 60-70% tổng NK của lĩnh vực bán lẻ) và tôm lột vỏ bỏ chỉ lưng/lột vỏ bỏ chỉ lưng để đuôi nguyên liệu - PD/PDTO (chiếm 30% - 40% tổng NK của phân khúc bán lẻ). Phân khúc công nghiệp chủ yếu NK tôm lột vỏ (nguyên liệu và hấp chín). Các thị trường thiểu số NK phần lớn tôm HLSO và PD/PDTO. Các nhà bán buôn và các nhà NK nhập tổng hợp tất cả các mặt hàng, phục vụ tất cả các phân khúc. Đối với tôm Nam Mỹ, các nước NK chính bao gồm các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha. Sản phẩm NK chủ yếu là tôm HOSO và HLSO ở tất cả các phân khúc.

NHẬP KHẨU TÔM VÀO CHÂU ÂU 28 TỪ CÁC NƯỚC KHÔNG THUỘC KHỐI EU-FAO EUROSTAT- (HS 030617/160521/160529)

Nguồn cung

GT (triệu EUR)

KL (tấn)

GT (triệu EUR)

KL (tấn)

GT (triệu EUR)

KL (tấn)

2013

2013

2014

2014

2015

2015

1

Ecuador

470,8

81.352

602,0

91.559

576,5

93.079

2

Ấn Độ

382,7

64.077

578,8

80.441

573,2

78.748

3

Argentina

332,2

58.932

388,2

65.513

434,0

71.098

4

Việt Nam

239,7

34.211

369,3

44.191

432,8

47.523

5

Bangladesh

269,2

37.306

318,2

35.404

308,7

30.131

6

Trung Quốc

146,9

36.507

133,0

27.932

145,5

27.656

7

Canada

193,8

31.964

216,4

28.000

269,2

24.805

8

Morocco

145,3

13.180

153,8

15.498

167,8

21.555

9

Greenland

96,3

19.701

90,5

17.248

110,1

15.520

10

Indonesia

91,4

10.985

140,4

15.021

111,7

11.646

11

Nicaragua

61,6

11.135

90,1

14.989

72,6

11.413

12

Thái Lan

250,1

29.633

179,2

16.597

94,1

8.488

13

Na Uy

61,5

7.398

63,6

7.489

81,8

7.118

14

Peru

19,0

3.297

27,4

4.007

42,8

6.785

15

Mỹ

26,6

4.894

36,9

6.161

50,5

6.354

16

Honduras

39,8

6.662

50,2

7.263

49,2

6.291

17

Venezuela

44,9

8.729

34,4

6.338

29,6

6.061

18

Madagascar

71,9

7.437

66,9

6.972

52,1

5.315

19

Iceland

47,5

7.397

53,1

6.876

50,8

5.192

20

Senegal

28,2

5.806

29,7

4.694

34,1

4.776

Tổng - EU28

3.202,5

504.832

3.879,6

532.990

3.937,4

516.501

 

Năm 2015, mặc dù giá thấp hơn năm 2014, nhu cầu tôm nói chung vẫn yếu với khối lượng NK giảm nhẹ. Năm 2016, nhu cầu tôm chân trắng dự kiến vẫn ổn định so với năm 2015, đặc biệt nhu cầu với các mặt hàng GTGT sẽ tăng như tôm lột vỏ, tôm hấp, sushi ebi, xiên que, tẩm gia vị, tôm bao bột…Nhu cầu tôm sú tăng do nguồn cung tôm chân trắng cỡ to giảm trong khi nguồn cung tôm sú vẫn hạn chế. Nhu cầu của EU đối với tôm nước lạnh có thể giảm do nguồn cung giảm và giá tăng. Trên thị trường EU, tôm đỏ Argentina phải cạnh tranh với tôm từ châu Á (Trung Quốc..), trong khi nguồn cung mặt hàng này vẫn mạnh.

Các nguồn cung cấp chính

Ấn Độ: Dự kiến sẽ trở thành nguồn cung cấp tôm số 1 ở châu Á cho EU. Ngành sản xuất tôm Ấn Độ có nhiều lợi thế như công nghệ hiện đại trong các nhà máy chế biến, đội ngũ quản lý trẻ và năng động, sản xuất được chứng nhận ASC, BAP 4 sao…Tuy nhiên vẫn hạn chế nguồn lao động tay nghề cao, khả năng kiểm soát sử dụng kháng sinh tại trại nuôi và nhà máy còn một số bất cập, hạn chế nguồn giống bố mẹ chất lượng cao và nguồn cung điện.

Argentina: Trong khi nguồn cung tôm khai thác tự nhiên trên thế giới giảm, sản lượng khai thác tôm đỏ của Argentina vẫn tăng đều. Argentina chủ yếu cung cấp tôm HOSO cho các thị trường Nam Âu.

Nga & Bangladesh: Do lệnh cấm từ 2014, nhu cầu NK từ Nga giảm 55% từ 51.000 tấn năm 2014 xuống còn 23.000 tấn năm 2015. Nhu cầu từ Nga và Bangladesh đều có khả năng cải thiện trong năm 2016.

Tác động từ Brexit

Sự kiện Brexit khiến tỷ giá tiền tệ biến động trong xuất nhập khẩu (GBP/EUR so với USD), ảnh hưởng tới niềm tin đầu tư vào Anh và gây áp lực lên các nước thành viên EU về chính sách nhập cư của EU. Tuy nhiên, EUR và USD sẽ không biến động quá mạnh. Kinh tế Mỹ vẫn mạnh và USD vẫn tăng giá. EU vẫn xem xét các hiệp định thương mại và các bước hợp tác trong tương lại với Anh. Nền kinh tế Anh sẽ phục hồi và sôi động trở lại.

NK từ Việt Nam

XK tôm Việt Nam sang EU đạt trên 548 triệu USD năm 2015, giảm 19,6% so với năm 2014 nhưng tăng 34% so với năm 2013. Ba thị trường NK chính tôm Việt Nam trong khối là Anh, Đức, Hà Lan. Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán. Dự kiến, EVFTA sẽ được ký kết năm 2016 và có hiệu lực năm 2018. Sự kiện Brexit khiến XK tôm Việt Nam sang EU phải chịu một số bất ổn trong ngắn hạn về tỷ giá tiền tệ. Để duy trì ổn định XK sang EU, Việt Nam cần chú ý vấn đề kiểm soát kháng sinh, cải thiện chuỗi nguồn cung, đảm bảo các chứng nhận trong sản xuất. Trên thị trường EU, Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan và Ấn Độ. Thái Lan đang phải đối mặt với dịch EMS, mất GSP và thẻ vàng từ EU. Ấn Độ đang cung cấp tôm cho các thị trường thiểu số và các nhà bán buôn và hiện đang nhắm tới ngành bán lẻ và công nghiệp ở châu Âu.

XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU (Đv: nghìn USD)

THỊ TRƯỜNG

2013

2014

2015

1

ANH

80.936

114.583

129.956

2

ĐỨC

97.115

140.253

110.164

3

HÀ LAN

43.995

129.101

93.913

4

BỈ

61.469

98.486

66.469

5

PHÁP

60.653

87.818

65.835

6

ĐAN MẠCH

22.521

34.848

20.397

7

ITALY

17.883

22.587

20.326

8

THỤY ÐIỂN

4.740

12.564

11.116

9

TÂY BAN NHA

7.731

12.770

8.514

10

BỒ ĐÀO NHA

3.798

7.282

6.934

11

CỘNG HÒA SÉC

120

5.492

4.697

12

BA LAN

1.899

8.448

3.078

13

CYPRUS

2.488

2.138

1.956

14

ÁO

939

2.406

1.926

15

ROMANIA

1.226

1.236

1.318

16

IRELAND

875

638

564

17

HY LẠP

306

887

414

18

LITHUANIA

775

581

359

19

SLOVENIA

-

118

359

20

HUNGARY

-

190

115

21

PHẦN LAN

-

228

112

22

ESTONIA

-

85

-

TỔNG

409.475

682.747

548.582

 

Để thành công trên thị trường châu Âu, các nhà cung cấp sản phẩm giá phải chăng, mẫu mã đẹp, dễ sử dụng (có hướng dẫn sử dụng trong sản phẩm). Bên cạnh đó, những sản phẩm đảm bảo tính bền vững và có trách nhiệm với môi trường, xã hội đang ngày càng được thị trường châu Âu coi trọng. 

Kim Thu

Theo Vasep.com.vn

Nguồn tin: vasep.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ nhanh

TIN TỨC