Giải pháp xử lý khí độc trong ao nuôi tôm với EDTA NH

Thứ hai - 21/11/2016 11:22
Khí độc trong ao nuôi tôm như: H2S, NO2, NH3 làm cho tôm suy yếu, giảm ăn và dễ nhiễm bệnh. Xử lý khí độc trong ao nuôi tôm với EDTA NH mang lại kết quả rất khả quan.

* Nguyên nhân khí độc trong ao nuôi gây hại cho tôm

- Ở những ao nuôi cũ, ao ở vùng ngập mặn có nhiều xác cây sú vẹt, ao lót bạt qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao hòa vào nước làm tiêu tốn Oxy và xuất hiện nhiều khí độc trong ao nuôi.

- Chất thải trong quá trình nuôi tôm sản sinh ra 1 lượng khí độc, đặc biệt là H2S rất nguy hiểm cho tôm nuôi.

- Mưa cũng làm cho khí độc có điều kiện tiếp xúc với tôm chẳng hạn:

+ Tiếng động của mưa làm cho tôm tập trung xuống đáy ao, nơi mà chất thải và khí độc tiếp xúc trực tiếp với tôm.

+ Nhiệt độ thấp do trời mưa làm tôm di chuyển đến khu vực chất thải vì nước ở khu vực có chất thải sẽ ấm hơn và tôm bị ảnh hưởng bởi khí độc H2S.

+ Trời âm u, nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời làm tảo không có ánh sáng để quang hợp, quá trình hô hấp của tảo sẽ làm cho Oxy hòa tan trong ao giảm xuống thấp, khí độc sẽ tăng nhanh và phân tán đến nơi cho ăn làm tôm yếu dễ mắc bệnh.

+ Mưa cũng làm tăng axit trong nước, từ đó giảm pH tăng tính độc của H2S sẽ nguy hiểm hơn cho tôm. Khi pH = 5 thì H2S sẽ cực độc và khi pH = 10 thì H2S không độc.

+ Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng, tầng nước ngọt phía trên và tầng nước mặn phía dưới, điều này làm cản trở Oxy hòa tan xuống tầng nước phía dưới, làm tôm stress và tăng tính độc của H2S.

+ Mưa kèm theo gió làm xuất hiện sóng trên mặt nước, điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao, khuấy động đáy ao nuôi làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí H2S sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao.

- Quá trình thu tỉa tôm, dớt tôm chết của người nuôi cũng làm xáo trộn đáy ao, làm khí độc có điều kiện thoát ra từ lớp bùn đáy.

- Khi tôm lột xác chúng cũng thường tập trung ở khu vực chất thải, nơi tiềm ẩn khí độc vì thế dễ bị ảnh hưởng của khí độc.

Khai quat toan bo day ao tom

* Tác hại của khí độc đối với ao nuôi tôm

- Khí độc rất nguy hại cho tôm nuôi, đặc biệt là H2S với hàm lượng chỉ 0,01ppm đã có thể giết chết tôm. Độc hơn rất nhiều so với NH3 và NO2. Đặc biệt H2S chưa có công cụ để kiểm tra sự xuất hiện trong ao.

- Đối với tôm sú thường tập trung tại khu vực đáy ao nên rất dễ bị ảnh hưởng từ khí độc, tôm yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn, dễ nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết do khí độc H2S.

- Đối với tôm thẻ, chúng thường hoạt động trong tầng nước nên cũng ít bị ảnh hưởng, tuy nhiên khi tôm thẻ lột xác hoặc quá trình tìm thức ăn chúng cũng sẽ tiếp xúc với đáy ao và bị ảnh hưởng của khí độc làm suy yếu.

- Khi tôm bị khí độc ảnh hưởng chúng thường nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, bỏ ăn, nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh và chết.

* Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm với EDTA NH

- EDTA NH là sản phẩm có khả năng hấp thụ khí độc NH3, H2S, NO2 rất mạnh.

- Phòng ngừa khí độc: 1 - 2kg/1000m3, nên xử lý định kỳ 5-7 ngày để khí độc không gây hại cho tôm nuôi.

- EDTA NH đã được rất nhiều bà con tin dùng cho kết quả rất khả quan, đặc biệt khi dùng định kỳ sẽ làm tôm khỏe, không bị khí độc ảnh hướng. Bà con cũng nên thường xuyên sử dụng vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất mùn bã hữu cơ, ngăn chặn tác nhân chính gây ra khí độc trong ao nuôi tôm.

Xnkdelta chúc bà con có vụ mùa thắng lợi!

 
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá
Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ nhanh

TIN TỨC