Giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước trong năm nay dự kiến sẽ có nhiều triển vọng, tăng trưởng thêm 5% và ước đạt 7,5 tỷ USD.
Gần 8% được xem là mức tăng trưởng khá của ngành thủy sản so với mặt bằng chung về XK. Tuy nhiên, XK thủy sản trong năm 2017 vẫn tiếp tục được dự báo còn nhiều khó khăn, nhất là từ hàng rào kỹ thuật mà các nước dựng lên.
Các chuyên gia trong ngành đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về diễn biễn nhu cầu thị trường tôm ở Mỹ tuy nhiên phần lớn cho rằng thị trường này đang chững lại.
Các doanh nghiệp thủy sản bày tỏ vui mừng và cho rằng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì đã được miễn kiểm tra An toàn thực phẩm (ATTP)…
Trước tình trạng có một phần sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) bị thả nổi về chất lượng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa việc kiểm soát chất lượng trong thời gian tới.
Năm 2016, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2%; giá trị sản xuất tăng 1,44%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với năm 2015.
Tháng 12/2016, giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan tăng cao hơn so với tháng 11 do hoạt động khai thác tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trầm lắng.
Theo báo cáo của Asia Nikkei, giá thủy sản NK vào Nhật Bản đang tăng vọt trong khi nguồn cung thấp do sản lượng khai thác thấp và nhiều quy định nghiêm ngặt hơn.
Tính đến hết tháng 10/2016, giá trị XK 3 mặt hàng chủ lực là: tôm, cá tra và cá ngừ đều tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Khó khăn trong sản xuất nguyên liệu đan xen với áp lực cạnh tranh tại hầu hết các thị trường NK lớn đã khiến XK thủy sản chưa thể bứt phá.
Australia là thị trường NK tôm lớn thứ 9 thế giới, chiếm khoảng 1,9% tổng giá trị XK tôm của toàn cầu. Trong 5 năm (2010-2015), khối lượng NK tôm vào Australia không biến động nhiều, dao động từ 31-42 nghìn tấn. Khối lượng NK đạt cao nhất 42 nghìn tấn vào năm 2010 và đạt thấp nhất 31 nghìn tấn vào năm 2015 trong xu thế giảm tiêu thụ tôm nói chung trên toàn thế giới do sản lượng giảm, kinh tế khó khăn và biến động tiền tệ.
Thủy sản sẽ là ngành có lợi thế nhất với hiệp định FTA giữa Việt Nam và EAEU. Mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam sẽ giảm từ 10% xuống còn 0%; trong đó, có nhóm hàng thủy sản chế biến.
Liên quan đến việc Brazil dừng nhập khẩu cá tra của Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm miền Tây Việt Nam, Bộ Công Thương cũng cho biết hiện còn có 3 công ty thủy sản khác đang nằm trong danh sách các doanh nghiệp bị giám sát đặc biệt.
Công ty TNHH Thịnh Hưng - doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại Khu công nghiệp Suối Dầu vừa ký thỏa thuận hợp tác cùng Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng (TP. Nha Trang) thực hiện chuỗi khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương.
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 2,75 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này 10 tháng đạt 26,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Bộ Công thương sẽ kết nối với với các doanh nghiệp phân phối, bán buôn bán lẻ trên địa bàn cả nước trong việc tiêu thụ thủy sản an toàn.
Giá cá ngừ mắt to đông lạnh đạt 1.000 yên (9,96 USD)/kg tại chợ cá Tsukiji ở Tokyo, tăng 10% so với năm trước. Năm 2015, giá cá thịt thẫm màu thấp hơn khoảng 500 yên so với thịt bụng đạt khoảng 3.000 yên/kg, nhưng năm nay, 2 sản phẩm này có giá tương đương nhau 3.200 yên/kg.
Theo VASEP, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã tăng 2.500 – 3.500 đ/kg so với trước, lên mức 22.000 – 22.500 đồng/kg.
Các cảnh báo tăng mạnh từ ngày 24/5 khi EU phát cảnh báo với các thành viên tăng cường kiểm tra thuỷ sản có nguồn gốc tại Việt Nam...
Hiện nay, các doanh nghiệp đang mua cá tại hầm ở mức 22.200-22.500 đồng/kg, kích cỡ từ 800 gram đến 1,5kg/con, tăng 4.000-5.000 đồng/kg so với hồi giữa tháng 9.
Sau hơn 3 năm liên tục sụt giảm, XK cá ngừ Việt Nam năm nay đã có dấu hiệu phục hồi. XK cá ngừ trong tháng 8 đạt 43,8 triệu USD; tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2015. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, giá trị XK cá ngừ đạt 309,8 triệu USD; tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gửi yêu cầu